Năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được chính thức thi hành kèm theo đó là các Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn chi tiết Luật với nhiều sự thay đổi. Chắc hẳn với nhiều sự thay đổi trong luật, nhiều doanh nghiệp đang cảm thấy bối rối không biết nên thực hiện những hồ sơ và thủ tục gì, khi nào đến hạn thay đổi các hồ sơ đang có,..v..v. Hiểu được những khó khăn này, Ánh Dương xin gửi đến Quý Doanh nghiệp tổng hợp các thủ tục, hồ sơ môi trường cũng như thời điểm mà một Dự án cần phải thực hiện đối với luật mới.
Thời điểm lập hồ sơ môi trường
1. ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
► Bước 1: Thực hiện Giấy phép môi trường
Căn cứ khoản 2 điều 42 Luật BVMT 2020, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành được chia làm 2 trường hợp:
♦ Có Giấy phép môi trường thành phần (GPMTTP):
Giấy phép môi trường thành phần bao gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GPMTTP, phải thực hiện Giấy phép môi trường sau khi GPMTTP hết hạn.
- - Đối với GPMTTP có thời hạn: Được phép sử dụng đến khi hết thời hạn.
- Đổi với GPMTTP không thời hạn: Được phép sử dụng đến thời hạn sau: + GPMTTP được phê duyệt bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường: trước ngày 01/11/2026 + GPMTTP được phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân Tỉnh, Huyện: trước ngày 20/11/2026
♦ Chưa có Giấy phép môi trường thành phần:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
- Giấy phép môi trường được phê duyệt bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường : trước ngày 01/11/2024- Giấy phép môi trường được phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân Tỉnh, Huyện: trước ngày 20/11/2024
► Bước 2: Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường
Chủ cơ sở có công trình xử lý chất thải, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường NẾU công trình xử lý chất thải thay đổi so với Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
2. ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHƯA TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
Đối với một dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, nâng công suất trước khi xây dựng cũng như tiến hành đi vào hoạt động, tùy theo từng quy mô và ngành nghề, chủ dự án cần phản thực hiện các hồ sơ môi trường sau:
1. Thuộc đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
► Bước 1
Dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại khoản 3 điều 28 Luật BVMT 2020 và Dự án đầu tư nhóm II quy định tại khoản 4 điều 28 Luật BVMT 2020 ban hành ngày 17/11/2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành xây dựng dự án và lắp đặt máy móc thiết bị.
⇒ Xem chi tiết về ĐTM tại: http://moitruonganhduong.vn/bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-dtm
► Bước 2:
Dự án tiến hành xây dựng, lắp đặt thiết bị và hoàn thành các công trình xử lý chất thải của dự án theo ĐTM đã được phê duyệt.
► Bước 3:
Căn cứ điều 39 Luật BVMT 2020 Dự án thực hiện Giấy phép môi trường (GPMT) theo quy định.
⇒ Xem chi tiết GPMT tại: http://moitruonganhduong.vn/giay-phep-moi-truong
► Bước 4:
Dự án sau khi được cấp GPMT, phải thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
2. Không thuộc đối tượng lập ĐTM:
► Bước 1:
Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM, chủ dự án cần thực hiện Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường trước khi triển khai dự án đi vào hoạt động.
♦ Giấy phép môi trường (GPMT):Căn cứ vào điều 39 Luật BVMT 2020, Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Đối tượng quy định tại khoản 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
♦ Đăng ký môi trường (ĐKMT):Căn cứ khoản 1 điều 49 Luật BVMT 2020, Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì thực hiện Đăng ký môi trường.
Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 49 Luật BVMT 2020 và điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được miễn đăng ký môi trường
► Bước 2:
Dự án sau khi được cấp GPMT, phải thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Thuộc đối tượng đã có ĐTM nhưng chưa Vận hành thử nghiệm (VHTN)
♦ Đối với dự án chưa có văn bản chấp thuận VHTN: Tương tự các trường hợp ở mục 1 và 2, chủ dự án thực hiện GPMT và sau đó VHTN
♦ Đối với dự án đã có văn bản chấp thuận VHTN: Chủ dự án có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:
- Thực hiện GPMT trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm
- Tiếp tục vận hành thử nghiệm, sau đó thực hiện GPMT
⇒ ⇒ Xem thêm: Tổng hợp hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần phải làm theo quy định mới