Theo quy định của pháp luật, các cơ sở y tế có trách nhiệm trong việc thu gom, phân loại, xử lý và theo dõi chất thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của mình.
Thực hiện thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định
Như vậy, việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 của Điều 42 trong Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT về vận chuyển và xử lý chất thải y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại địa bàn. Quy định này cần đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nội dung của quy định này bao gồm các điểm sau:
- Xác định địa điểm và mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại.
- Phạm vi và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại.
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.
- Các vấn đề liên quan khác mà cần được xem xét và quy định cụ thể.
2. Thực hiện phân loại chất thải y tế nguy hại
Phân loại chất thải y tế là một quá trình quan trọng nhằm chia tách các loại rác thải y tế thành các nhóm tương ứng với đặc tính và phương pháp xử lý phù hợp.
Phân loại chất thải y tế bao gồm:
- Chất thải y tế: bao gồm kim tiêm, băng gạc, bình hóa chất, thuốc, vật dụng y tế hỏng, mô da người, bộ phận cơ thể người nhiễm bệnh,...
- Chất thải thông thường: các rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động y tế như vỏ hộp, giấy tờ, thức ăn thừa,...
- Chất thải hóa học: Bao gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại như formaldehyde, chất đường, amino axit, hóa chất định hình, dung môi, trichlore ethylene, các hóa chất vô cơ và hữu cơ khác.
Thực hiện phân loại chất thải y tế nguy hại
- Chất thải phóng xạ: Rác thải thể rắn, lỏng, khí phát sinh từ phòng thí nghiệm, điều trị phóng xạ, lưu trữ chất phóng xạ.
- Các vật chứa có áp suất: Bình khí dùng một lần, xylanh khí nén, can nước, bình CO2, O2, bình Gas,...
3. Một số phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại
Hiện nay, có một loạt các biện pháp được áp dụng để quản lý rác thải y tế, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng:
- Khử trùng: Sử dụng hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn và virus trong rác thải. Mặc dù vậy, phương pháp này không hoàn toàn hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các chất độc hại.
- Tái chế: Chuyển đổi rác thải y tế thành sản phẩm mới có ích. Tuy nhiên, quy trình tái chế phức tạp và tốn kém.
- Chôn lấp hoặc bỏ rác tại đất trống: Đây là cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật.
- Chiếu xạ vi sóng: Dùng sóng vi sóng để tiệt trùng rác thải. Phương pháp này yêu cầu đầu tư lớn về mặt tài chính cho vận hành.
- Đốt cháy: Thường dùng để xử lý rác thải không thể tái chế. Phương pháp này sinh ra khí thải có hại và cần có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Tại Việt Nam, việc đốt cháy rác thải y tế trong lò đốt và xử lý khí thải trước khi thải ra ngoài là phương pháp thông dụng.
Một số phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại
Môi trường Ánh Dương là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, Ánh Dương cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và an toàn.
Dịch vụ xử lý chất thải nguy hại của Ánh Dương bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
- Xử lý chất thải nguy hại
- Tư vấn, lập hồ sơ thủ tục hành chính
- Cung cấp hóa đơn, chứng từ hợp pháp
Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 sẽ có chuyên viên tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!