Thế nào là chất thải nguy hại ? Hướng dẫn tra cứu chất thải nguy hại

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
Thế nào là chất thải nguy hại ? Hướng dẫn tra cứu chất thải nguy hại
Ngày đăng: 12/12/2023 05:09 PM

Việc tra cứu chất thải nguy hại theo đúng quy định đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, bảo vệ bảo môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Đây là một công cụ hiệu quả giúp chúng ta nhận biết, phân loại, và xử lý chất thải một cách chính xác và an toàn.

Thế nào là chất thải nguy hại? Hướng dẫn tra cứu chất thải nguy hại

Bằng việc tra cứu chất thải nguy hại đúng quy định là khả năng giảm thiểu ô nhiễm rủi ro và nguy cơ phát tán các chất thải độc hại không mong muốn. Bài viết này, Môi trường Ánh Dương sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin quan trọng trong việc quản lý chất thải nguy hại nhé!

1. Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các thành phần độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.

(Căn cứ theo Điều 3 - Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14)

2. Phân loại chất thải nguy hại

Mã chất thải nguy hại là một hệ thống phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính nguy hại của chúng. Mã chất thải nguy hại được quy định tại Phụ lục 1 - Danh mục chất thải nguy hại (Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại).

Mã chất thải nguy hại được tổ hợp từ 1, 2, hoặc 3 cặp chữ số, mỗi cặp chữ số thể hiện một thông tin cụ thể về chất thải nguy hại đó, cụ thể như sau:

Phân loại chất thải nguy hại

Ví dụ:

Bóng đèn huỳnh quang là một loại chất thải nguy hại, được phân loại theo mã số 16 01 06, trong đó:

- Cặp chữ số thứ nhất ( 16 ) là mã của nhóm nguồn, trong trường hợp này là "Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác".

- Cặp chữ số thứ hai ( 01 ) là mã của phân nhóm, trong trường hợp này là "Các thành phần chất thải đã được thu gom, phân loại (trừ các loại nêu phân nhóm mã 18 01)".

- Cặp chữ số thứ ba (06 ) là mã của từng loại chất thải, trong trường hợp này là "bóng đèn huỳnh quang".

Như vậy, bóng đèn huỳnh quang là một loại chất thải nguy hại được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các nguồn khác, đã được thu gom, phân loại và có chứa các thành phần nguy hại như thủy ngân, chì,...

Tất cả chất thải được phân định vào từng nhóm với mã số riêng biệt tại mục C – phụ lục 1: Danh mục chất thải nguy hại.

3. Hướng dẫn tra cứu chất thải nguy hại

Bước 1: Xác định nhóm nguồn thải

Để xác định nhóm nguồn thải, cần căn cứ vào Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Mục B Phụ lục 1 - Danh mục chất thải nguy hại.

Các nhóm nguồn thải được chia thành hai loại:

- Nhóm nguồn thải đặc trưng: Các nhóm mã từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau. Ví dụ: nhóm mã 01: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; nhóm mã 18: Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

- Nhóm nguồn thải chung: Các nhóm mã 17, 18 và 19 (trừ 19 12 chỉ áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.2.6 Phụ lục này) bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh. Ví dụ: nhóm mã 17: Chất thải y tế; nhóm mã 19: Các loại chất thải khác.

Bước 2: Căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này (tương ứng với nhóm mã chất thải gồm một cặp chữ số).

Bước 3: Rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan (tương ứng với phân nhóm mã chất thải gồm hai cặp chữ số).

Bước 4: Rà soát trong phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải căn cứ vào tên của chúng (tương ứng với mã chất thải gồm ba cặp chữ số). Phân loại và áp mã chất thải tương ứng.

Các bước tra cứu chất thải nguy hại

Bước 5: Trong trường hợp một hỗn hợp chất thải không có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này, việc phân loại và áp mã chất thải theo nguyên tắc sau:

a) Khi hỗn hợp chất thải chỉ có một chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (loại có ký hiệu KS vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu NH) thì áp mã của chất thải này;

b) Khi hỗn hợp chất thải có hai hay nhiều chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (loại có ký hiệu KS vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu NH) thì có thể sử dụng tất cả các mã chất thải tương ứng hoặc áp một mã chất thải đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: Mã chất thải của CTNH thành phần có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định rõ được tỷ trọng, thì áp mã của CTNH có thành phần nguy hại với giá trị ngưỡng CTNH thấp nhất;

c) Khi hỗn hợp chỉ có chất thải được phân định là CTRCNTT (loại có ký hiệu KS không vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu TT) thì sử dụng tất cả các mã chất thải tương ứng;

d) Cần phân biệt hỗn hợp chất thải với chất thải có thành phần nguy hại bám dính hoặc hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hoà trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hoá-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

Bước 6: Một chất thải được áp các mã chất thải từ 19 12 01 đến 19 12 05 trong trường hợp sau:

- Phát sinh từ một nguồn thải, dòng thải khác với các nguồn hoặc dòng thải có nhóm mã từ 01 01 đến 19 11;

- Không xác định được nguồn phát sinh.

Ví dụ: Cơ sở phát sinh giẻ lau dính dầu nhớt, hóa chất, muốn tra cứu mã

4. Tầm quan trọng của việc quản lý chất thải nguy hại

Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Chất thải nguy hại, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây hại nặng nề cho hệ sinh thái, gây ô nhiễm nước, không khí và đất đai.

Đồng thời, việc tra cứu chất thải nguy hại là cơ sở để chủ nguồn thải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Chúng ta cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu sản xuất chất thải, tái chế và xử lý chúng một cách an toàn, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị xử lý chất thải nguy hại uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý? Môi trường Ánh Dương là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất với:

- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm

- Công nghệ xử lý hiện đại, đảm bảo an toàn cho môi trường

- Giá cả hợp lý, cạnh tranh

Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 Môi trường Ánh Dương để được tư vấn và báo giá miễn phí!

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline