Sự cô bùn vi sinh và cách khắc phục nhanh chóng hiệu quả

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
Sự cô bùn vi sinh và cách khắc phục nhanh chóng hiệu quả
Ngày đăng: 25/09/2023 03:54 PM

Trong quá trình nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải thường xảy ra các sự cố do nước thải đầu vào thay đổi, chế độ vận hành không ổn định.

Sau đây, xin mời Quý Khách hàng, Quý bạn đọc cùng Môi trường Ánh Dương điểm qua một vài sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục.

1. SỰ CỐ NỔI BỌT TRẮNG

► Hiện tượng:

Sự cố nổi bọt trắng

Bọt to, nổi nhiều tăng dần tới đầy mặt bể. Khi đó người vận hành phải kiểm tra tính chất nước thải đầu vào.

► Nguyên nhân:

- Trong giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh là do sự quá tải, cần điều chỉnh lưu lượng nước thải bơm vào.

- Lượng vi sinh hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá ít (dưới 10% tương đương MLSS <  1000mg/lít).

- Do nồng độ chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí cao (giá trị COD trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật hiếu khí rất nhiều lần (COD>1200mg/lít) COD 800 – 1000 vi sinh hiếu khí bị sốc).

- Xem xét nước thải đầu vào có các độc tố như: Javen dùng vệ sinh nhà xưởng, nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt,…

- Chế độ xả bùn không hợp lý dẫn đến nồng độ vi sinh trong bể thấp, xảy ra hiện tượng quá tải.

► Cách khắc phục:

- Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể vi sinh – đo SV 30 phút, pH, DO. Nếu bùn vẫn lắng bình thường, SV không tăng hoặc giảm thì có thể là do nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt (bọt trắng nổi như bọt xà phòng) ta sục khí, khuấy đều 30 phút – 1 tiếng  thì bọt sẽ giảm dần rồi hết, thường thì pH của nước thải cao ≥8;

- Nếu SV 30 quá thấp so với bình thường Bạn cần bổ xung thêm lượng vi sinh vật trong bể bằng cách mua thêm bùn vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học, hoặc giảm lưu lượng nước thải bơm vào.

- Nếu bề mặt bể vi sinh bọt trắng xoa và bùn đen là do nước thải đầu vào quá bẩn, xảy ra hiện tượng quá tải. Bạn cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào. Tính toán để tỷ lệ F/M = 0,2 – 0,3.

2. SỰ CỐ BỌT MÀU TRẮNG NỔI BỌT TO CÓ BÙN TRÊN BỀ MẶT CÁC BỌT NỔI, BÙN MÀU NÂU ĐEN 

► Hiện tượng:

Sự cố bọt màu trắng nổi trên mặt bể

Bọt trắng nổi trên bề mặt bể, xen lẩn bọt trắng có bùn vi sinh bám trên mặt bọt, đo SV thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt.

► Nguyên nhân:

Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó.

► Cách khắc phục:

Ngay lập tức tiến hành cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong bể sinh học hiếu khí bằng cách: tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra (ức chế vi sinh vật). Tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra.

3. SỰ CỐ BÙN MỊN, BÙN LẮNG CHẬM, NƯỚC THẢI SAU LẮNG 30 PHÚT CÓ MÀU VÀNG

► Hiện tượng:

Sự cố bùn nổi có ván màu vàn trên bề mặt bể

Bùn nổi ván màu vàng trên bề mặt bể, lắng chậm.

► Nguyên nhân:

Bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn (chất hữu cơ). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.

► Cách khắc phục:

Tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh vật bằng cách:

- Tăng lưu lượng nước cần xử lý

- Bổ xung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về loại chất dinh dưỡng và loại chất sinh dưỡng bổ sinh cho vi sinh vật.

4. HIỆN TƯỢNG BÙN NỔI TRONG BỂ LẮNG 

► Hiện tượng:

Bùn tại bể lắng nổi từng tảng

Bùn tại bể lắng nổi lên từng tảng hoặc nổi lên từng cục có màu đen hoặc màu nâu. Bùn nổi trôi lẫn theo dòng nước đầu ra và làm mất bùn.

► Nguyên nhân:

Trong nước thải chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonat và Nitrosbacto oxy hóa Amoni thành Nitrat, khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy bể lắng. Khi bùn lắng lại vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO trong dòng nước thải khi đó vi sinh vật bị thiếu khí sẽ tiêu thụ lượng oxy trong NO3 (khử Nitrat tạo thành khí Nito trong bông bùn, lúc này bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt bể lắng (hiện tượng bùn nổi). Các yếu tổ dẫn tới bùn bị nổi trên bề mặt bể lắng:

- Thời gian lưu bùn lâu

- Nitrat tồn tại nhiều trong nước thải sau bể Aerotank

- Lượng COD sau xử lý Aerotank còn.

► Cách khắc phục

Phương án khắc phục tạm thời là không để bùn nằm trong bể lắng lâu, bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về, sau đó bạn, người vận hành hãy kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào, kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline