Hoạt động xử lý nước thải bằng công nghệ UASB

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
Hoạt động xử lý nước thải bằng công nghệ UASB
Ngày đăng: 25/09/2023 03:06 PM

Công nghệ xử lý nước thải UASB là một trong những giải pháp vi sinh hiệu quả nhất hiện nay. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn công nghệ xử lý này là phương pháp ưu tiên lên hàng đầu trong việc xử lý nước thải công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm phát thải môi trường. 

 Công nghệ xử lý nước thải UASB

Vậy quá trình này như thế nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng đội ngũ kỹ sư Ánh Dương tìm hiểu kỹ hơn nhé!

1. Công nghệ xử lý nước thải UASB là gì?

Công nghệ xử lý nước thải UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) là phương pháp tiên tiến dựa trên quá trình vi khuẩn phân hủy sinh học trong môi trường thiếu oxy. Hệ thống UASB bao gồm phản ứng dạng lớp lắng chất phân cực từ dưới lên, giúp vi khuẩn hữu ích phân hủy chất hữu cơ trong nước thải thành khí metan và CO2. Quá trình này làm giảm thiểu ô nhiễm phát thải môi trường, tạo ra khí sinh học tái sử dụng được và lượng chất lắng lắng đạt mức thấp. UASB thường được áp dụng trong xử lý nước công nghiệp và sinh hoạt.

2. Các giai đoạn của công nghệ UASB

      Công nghệ UASB là quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí, nước thải sẽ được chuyển từ dưới lên qua các giai đoạn như sau:

►     Giai đoạn 1: Thủy phân: Chuyển hóa thành đường, amino axit.

►     Giai đoạn 2: Axit hóa: huyển hóa thành axit béo dễ bay hơi, axit hữu cơ, rượu, H2, CO2,…

►     Giai đoạn 3: Axetat hóa: chuyển hóa thành H2, CO2, axetat.

►     Giai đoạn 4: Metan hóa: chuyển hóa thành CH4, CO2, H2O.

3. Có bao nhiêu phương pháp sinh học kỵ khí?

Phương pháp kỵ khí nhân tạo

►     Hầm Biogas

►     Bể tự hoại

►     Bể bùn kỵ khí (UASB)

►     Lọc kỵ khí bám dính cố định

Phương pháp kỵ khí tự nhiên: ao hồ kỵ khí

4. Ưu nhược điểm của công nghệ UASB?

Ưu điểm:

►     Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, COD = 50.000 mg/l. 

►     Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80% - 90%.

►     Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.

Nhược điểm:

►     Cần diện tích và không gian lớn để xử lý chất thải.

►     Quá trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát.

      Tùy vào từng loại nước thải và nồng độ từng chỉ tiêu mà có các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với chúng. Nếu hệ thống của bạn có vấn đề, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline