Đối với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, lập và nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh nên việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
Đối tượng nào thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?
Trong bài viết hôm nay, Môi trường Ánh Dương sẽ cùng tìm hiểu thêm về các đối tượng cần thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem Mục đích Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì? nhé!
1. Mục đích của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ quan trọng trong quản lý môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Mục đích chính của ĐTM là xác định, dự đoán và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ các dự án đầu tư.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các tác động mà dự án của họ có thể gây ra cho môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này. Đồng thời, ĐTM cũng giúp các cơ quan quản lý môi trường trong việc đưa ra quyết định về việc cấp phép cho các dự án.
2. Các đối tượng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Các đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Đối với các dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao bao gồm:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy một trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn
Đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Đối với một số dự án nhóm II, bao gồm:
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, và khu vực biển với quy mô trung bình hoặc nhỏ, nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
- Các dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước cũng thuộc nhóm này, với quy mô và công suất trung bình hoặc nhỏ, nhưng đặc biệt có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.
- Ngoài ra, các dự án chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ, nhưng mang lại tác động nhạy cảm về môi trường, cũng thuộc nhóm này.
- Cuối cùng, dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình cũng được xếp vào nhóm II.
Dự án thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Lưu ý: Các dự án này, khi thuộc diện đầu tư công khẩn cấp theo quy định, không cần thực hiện đánh giá tác động môi trường theo các quy định của pháp luật về đầu tư công. ( Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 ).
3. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Đối tượng Nhóm I: tối đa 45 ngày quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Đối tượng Nhóm II: tối đa 30 ngày quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
- Trong khoảng thời gian được quy định tại mục a và b của khoản này, cơ quan thẩm định có nghĩa vụ gửi thông báo bằng văn bản đến chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian mà chủ dự án đầu tư sửa đổi, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không được tính vào thời hạn thẩm định
- Thời hạn thẩm định quy định tại mục a và b của khoản này có thể được gia hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu làm hồ sơ, báo cáo công tác bảo vệ môi trường (ĐTM),đăng ký môi trường, giấy phép môi trường,… xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn báo giá nhanh chóng nhé!