CÁCH KHAI BÁO, PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
CÁCH KHAI BÁO, PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI
Ngày đăng: 05/11/2024 01:07 PM

Việc khai báo, phân định và phân loại chất thải nguy hại là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người. Chất thải nguy hại có thể chứa các thành phần độc hại gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước khai báo, phân loại chất thải nguy hại, giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định và góp phần bảo vệ môi trường bền vững. 

Tại sao cần khai báo, phân định, phân loại chất thải nguy hại?

Việc khai báo, phân định và phân loại chất thải nguy hại (CTNH) là một hoạt động bắt buộc và vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Nó giúp chúng ta đánh giá mức độ nguy hiểm, lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp, quản lý chất thải hiệu quả và tuân thủ pháp luật. 

Dưới đây là những lý do mà doanh nghiệp cần thực hiện khai báo và phân loại CTNH:

Việc thực hiện đúng quy trình này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần giảm thiểu các nguy cơ về pháp lý, tài chính và an toàn đối với doanh nghiệp.

Cách khai báo, phân định, phân loại chất thải nguy hại cho doanh nghiệp

Cách khai báo 

Chủ nguồn thải CTNH thực hiện khai báo khối lượng, loại CTNH phát sinh (nếu có) trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường. Trường hợp thay đổi khối lượng, loại CTNH phát sinh, chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong BCTC BVMT định kỳ của dự án, cơ sở.

 

Cách phân loại

CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ thời điểm khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH hoặc khi chuyển giao CTNH cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH theo quy định pháp luật.

Trường hợp CTNH được tái sử dụng, cơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở theo nội dung giấy phép môi trường đã được cấp, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại CTNH.

Việc phân định CTNH được thực hiện theo mã chất thải, danh mục và ngưỡng CTNH, được quy định tại Phụ lục III đính kèm Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

Ký hiệu phân loại các nhóm chất thải trong bảng danh mục:

TT: Chất thải rắn công nghiệp thông thường

TT-R: Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất.

KS: Chất thải công nghiệp phải kiểm soát 

NH: Chất thải nguy hại

Dấu hiệu cảnh báo và dán nhãn thông tin CTNH: 

Khi phân loại, trên thiết bị lưu chứa CTNH phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707 - 2009 với kích thước ít nhất 30 cm mỗi chiều; nhãn dán thông tin CTNH (với kích thước ít nhất 05 cm).

 

Mẫu nhãn dán và một số dấu hiệu cảnh báo thông dụng

Ngoài ra, chủ nguồn thải CTNH cũng cần dán dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa tối thiểu 30cm mỗi chiều tại khu vực lưu giữ, chứa chất thải nguy hại để cảnh báo khi có người tiếp xúc khu vực. 

Chủ nguồn thải CTNH sau khi khai báo và phân loại CTNH có thể chuyển giao CTNH cho cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý CTNH thực hiện tiêu huỷ an toàn, đạt chuẩn và tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường. 

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm một đối tác xử lý CTNH uy tín, chuyên nghiệp, giúp bạn không phải lo lắng các rủi ro về pháp lý trước và sau khi xử lý, Công ty Môi trường Ánh Dương sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chúng tôi cung cấp đa dạng dịch vụ xử lý các loại CTNH khác nhau, với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý CTNH, Ánh Dương cam kết đảm bảo quá trình xử lý đúng tiêu chuẩn, nhanh chóng và bảo mật, đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0942 195 533 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ xử lý CTNH nhanh nhất nhé. 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline