Quy trình công nghệ lò đốt chất thải nguy hại là quá trình chuyển đổi chất thải nguy hại thành nhiệt năng thông qua hiệu quả nhiệt động và quá trình đốt. Trước khi đốt, chất thải được phân loại, tách rời và xử lý để giảm nguy cơ gây hại. Trong lò đốt, chất thải được nung chảy và cháy ở nhiệt độ cao để tiêu hủy các thành phần nguy hại. Khí thải sau quá trình đốt thường được xử lý qua các hệ thống lọc để loại bỏ khí độc và bụi mịn trước khi thải ra môi trường, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người.
► Công suất: 2000 kg/giờ.
► Chức năng: Đốt hủy các loại chất thải nguy hại như chất rắn, chất lỏng và bùn. Lò còn tận dụng được lượng khí nóng và nước nóng để phục vụ cho các công trình phụ trợ khác.
1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI
Quy trình công nghệ lò đốt chất thải nguy hại
2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT
► Chuẩn bị, phối trộn rác thải: Chất thải được thu gom về, sẽ được phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng gói, tách cặn). Các loại chất thải khác nhau được sơ chế và phối trộn với nhau nhằm mục đích làm tăng khả năng cháy của chất thải. Các nhóm chất thải được phối trộn bao gồm:Bao bì mềm thải, giẻ lau được phối trộn với chất thải lỏng, cặn thải.Bùn thải được phơi khô sau đó trộn với mùn cưa hoặc các vật liệu dễ cháy khác.Các chất thải dạng rắn có kích thước lớn như nhựa, gỗ thải....được sơ chế, băm, cắt nhỏ.
► Buồng đốt sơ cấp: Được gia nhiệt bằng hai mỏ đốt dầu diesel (DO) nhằm bổ sung và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 650 - 900°C. Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước - nhiệt phân - oxy hóa một phần các chất cháy.
► Buồng đốt thứ cấp: Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm,…), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng oxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được duy trì từ 1050 - 1300°C bởi mỏ đốt nhiên liệu dầu diesel.
► Buồng đốt bổ sung: Luồng khí đi ra khỏi buồng đốt thứ cấp còn được đốt cháy tiếp một thời gian dài ở nhiệt độ cao trong buồng đốt bổ sung nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí và chất hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao.
► Ống khói By – pass: Ống khói này tách biệt với ống khói thoát khí thải lò đốt sau khi xử lý, là ống thoát khói khi lò đốt gặp sự cố.
► Bộ giải nhiệt khí: Khí nóng từ lò đốt được chuyển sang thiết bị giải nhiệt để làm nguội bằng môi chất không khí. Qua thiết bị giải nhiệt khí thải được làm mát và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị cho phép trước khi vào thiết bị xử lý bằng phương pháp hấp thụ. Thiết bị giải nhiệt dùng không khí cho phép hạ nhiệt độ của dòng khí thải từ buồng đốt xuống khoảng 250 - 300oC.
► Cyclon lọc bụi ướt: Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt vẫn còn chứa bụi có kích thước từ 5 – 30 µm vì vậy cần đưa qua thiết bị cyclon nước. Bụi sau khi thấm ướt nhờ chuyển động xoáy của dòng khí tạo lực ly tâm làm cho các hạt bụi này tách ra khỏi dòng khí và va đập với thành thiết bị sau đó trôi xuống phễu thu.
Quy trình công nghệ chất thải nguy hại
► Tháp hấp thụ 2 cấp: Khí thải được làm nguội và lắng bụi sơ bộ trong thiết bị cyclon nước sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ. Tại đây, khí thải đi từ dưới tháp lên đỉnh, qua lớp đệm sứ, có bổ sung bằng dung dịch kiềm được phun qua các lỗ thủng trên đường ống. Khí thải tiếp xúc trực tiếp với dung dịch kiềm, nhiệt độ giảm xuống nhiều do quá trình trao đổi nhiệt trực tiếp. Khí thải ra khỏi tháp nhiệt còn khoảng 180 - 200oC. Nước sau khi hấp thụ khí thải được dẫn vào bể chứa để tuần hoàn dung dịch hấp thụ.
► Tháp Pot - Carbon: Khí thải từ tháp hấp thụ được quạt hút đưa sang thiết bị Pot-Carbon hoạt tính. Pot cacbon là thiết bị sử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ các khí độc còn lại trong khí thải kể cả dioxin, furan và các kim loại nặng,...
► Ống khói: Khí sạch sau khi ra khỏi Pot-carbon đã được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép có nhiệt độ dưới 100°C được quạt hút đưa vào ống khói thải cao 30 m để phát tán an toàn khí thải ra môi trường.
3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN CÔNG NGHỆ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI 2000 KG/GIỜ
► Bước 1: Mở CB tổng.
► Bước 2: Đóng cửa lò, khởi động béc đốt.
► Bước 3: Khởi động chạy bơm cấp nước.
► Bước 4: Mở van khói.
► Bước 5: Khởi động quạt hút khói.
► Bước 6: Kết thúc mỗi ca làm việc tắt các thiết bị điện, đóng CB tổng, vệ sinh nơi làm việc.
Nếu Quý khách có nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Hãy liên hệ ngay với Ánh Dương, để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất