Chất thải nguy hại chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ gây nhiễm, dễ cháy nổ,…tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Tổng quan về quy định xử lý chất thải nguy hại
Như vậy, việc quy định về xử lý chất thải nguy hại đóng vai trò quan trọng đảm bảo rằng các chất thải nguy hại được quản lý, vận chuyên và xử lý một cách an toàn và hiệu quả.
Vì thế, trong bài viết này Môi trường Ánh Dương sẽ tổng hợp một số quy định về xử lý chất thải quan trọng dành đến cho Quý Doanh nghiệp nhé!
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại sẽ có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có các trách nhiệm sau:
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải khai báo khối lượng và loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc trong nội dung đăng ký môi trường.
- Cần thực hiện phân định, phân loại, thu gom, và lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, đồng thời đảm bảo không để lẫn với chất thải không nguy hại để ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Chủ nguồn thải trách nhiệm tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, hoặc thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật. Nếu không thể tự xử lý, chủ nguồn thải có thể chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
2. Quy định về phân loại chất thải nguy hại
Theo quy định tại Điều 83 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, người chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm thông báo về khối lượng và loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc trong nội dung đăng ký môi trường. Các chủ nguồn thải cũng phải thực hiện các biện pháp sau đây:
- Phân loại và phân định chất thải nguy hại, thu gom, lưu giữ riêng, và đảm bảo không gian lưu giữ không bị lẫn với chất thải không nguy hại, nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
- Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, hoặc thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật, hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Quy định về phân loại chất thải nguy hại
Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại.
- Không được phép lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
- Không được phép tạo ra bụi bẩn hoặc rò rỉ chất thải lỏng vào môi trường.
- Chỉ được lưu giữ trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
Chất thải nguy hại khi vận chuyển cần được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị và phương tiện chuyển động phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại cần phải được trang bị thiết bị định vị, hoạt động theo tuyến đường và thời gian được quy định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Theo Điều 84 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại ở quy mô cấp vùng và thúc đẩy phương thức đồng xử lý chất thải nguy hại.
Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung liên quan đến xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp của cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định và có ý kiến theo quy định về chuyển giao công nghệ. Khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, và công nghệ kết hợp với thu hồi năng lượng.
Xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
- Phải có giấy phép môi trường.
- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn liên quan.
- Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, và thiết bị chuyên dụng phù hợp.
Kế hoạch quản lý môi trường, bao gồm kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường, đào tạo và tập huấn định kỳ hằng năm, chương trình giám sát môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại, và phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động.
Phải ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định, đặc biệt trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
4. Vai trò của xử lý chất thải nguy hại hiện nay
Xử lý chất thải nguy hại đóng vai trò quan trọng nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường, các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người và đảm bảo thực hiện đúng quy định đối với các doanh nghiệp để cải thiện uy tín và thương hiện của công ty trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn thế, quá trình này diễn ra ra cơ hội tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, và thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp tái chế, góp phần vào quản lý bền vững của tài nguyên và môi trường.
Bạn đang tìm kiếm đối tác tin cậy cho dịch vụ xử lý chất thải nguy hại? Môi trường Ánh Dương cam kết đem đến giải pháp an toàn, hiệu quả và bền vững. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất nhé!