Quy trình thẩm định và cấp giấy phép môi trường theo quy định

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
Quy trình thẩm định và cấp giấy phép môi trường theo quy định
Ngày đăng: 12/04/2024 11:34 AM

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về cấp phép môi trường.

Quy trình thẩm định và cấp giấy phép môi trường theo quy định 

Vậy thủ tục xin cấp giấy phép môi trường được thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới này nhé! 

1. Giấy phép môi trường được hiểu như thế nào?

Theo Điều 8 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường được xác định là một văn bản được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Điều kiện và yêu cầu cụ thể về bảo vệ môi trường được quy định trong văn bản này theo quy định của pháp luật.

Giấy phép môi trường có thể được cấp cho từng phần của dự án, từng giai đoạn phân kỳ của công trình, đặc biệt là khi có sự phát sinh chất thải và việc xả thải ra môi trường. Nội dung của giấy phép môi trường bao gồm các thông tin như: nguồn gốc của nước thải; lưu lượng tối đa được phép xả ra môi trường; thành phần của nước thải bao gồm các chất ô nhiễm và giới hạn cho từng loại chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương pháp xả nước thải và cơ sở tiếp nhận nước thải.

2. Hồ sơ và trình tự xin cấp giấy phép môi trường

2.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

Theo khoản 1 điều 43 luật BVMT và khoản 1 điều 29 nghị định cố 08/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường như sau:

2.2 Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép môi trường

Chủ dự án đầu tư và cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình nhận, xử lý thủ tục hành chính và thông báo kết quả có thể thực hiện trực tiếp, qua dịch vụ bưu điện hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu của chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở.

2.3. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải có giấy phép môi trường với dự án nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Áp dụng với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

- UBND cấp tỉnh: Cấp giấy phép môi trường cho dự án thuộc nhóm II, III.

- UBND cấp huyện: Cấp giấy phép môi trường cho những trường hợp dự án còn lại.

Quy trình thẩm định và cấp giấy phép môi trường trường quy định 

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

Thời gian cấp giấy phép môi trường được xác định dựa trên Điều 43, Khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong đó quy định:

Quý Doanh nghiệp cần thực hiện xin cấp giấy phép môi trường phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,...đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Hãy liên hệ ngay với Môi trường Ánh Dương qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé! 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline