Đăng ký môi trường là một bước quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, thu hút khách hàng và đảm bảo sự phát triển lâu dài. Bằng cách tuân thủ các quy định về môi trường, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý, cải thiện danh tiếng và tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới.
Mẫu đơn đăng ký môi trường theo quy định mới 2024
Vậy đâu là thời điểm thích hợp để đăng ký môi trường? Nội dung đăng ký môi trường bao gồm những gì? Mời các bạn cùng Môi trường Ánh Dương tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hồ sơ đăng ký môi trường gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 22 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, hồ sơ đăng ký môi trường bao gồm các thành phần sau:
- Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
- Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).
Hồ sơ đăng ký môi trường bao gồm những giấy tờ gì?
Mẫu văn bản đăng ký môi trường của dự án đầu tư cơ sở : Tải về
- Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở thực hiện gửi hồ sơ đăng ký môi trường tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án, cơ sở thông qua các phương tiện như gửi trực tiếp, qua dịch vụ đường bưu điện, hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, theo quy định tại khoản 3 của Điều 49 Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường.
2. Nội dung đăng ký môi trường gồm những gì ?
Đăng ký môi trường theo Điều 49, khoản 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, yêu cầu các thông tin sau:
- Thông tin tổng quát về dự án hoặc cơ sở đầu tư;
- Chi tiết về loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ được áp dụng, công suất và sản phẩm; cũng như nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất được sử dụng (nếu có);
- Loại và lượng chất thải dự kiến sẽ phát sinh;
- Kế hoạch thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Thời điểm thực hiện đăng ký môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 điều 49 Luật BVMT 2020, thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:
- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Thời điểm thực hiện đăng ký môi trường được quy định như thế nào?
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành.
Hãy chủ động thực hiện đăng ký môi trường để bảo vệ môi trường và lợi ích của doanh nghiệp! Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hướng dẫ thực hiện thủ tục đăng ký môi trường nhé!