“Khi nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động?” là câu hỏi mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động không thể thiếu, giúp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động.
Khi nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Quan trắc môi trường lao động cần được thực hiện định kỳ, theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt, khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình sản xuất, hoặc khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị mới, việc quan trắc môi trường lao động cần được thực hiện để đánh giá và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn.
Để hiểu rõ hơn về các lý do vì sao cần thực hiện quan trắc môi trường lao động hãy cùng Công ty Môi trường Ánh Dương tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Mục đích của việc quan trắc môi trường lao động
Mục đích của việc quan trắc môi trường lao động là không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động mà còn đóng góp quan trọng vào việc duy trì môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Quan trắc môi trường lao động giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như hóa chất, tiếng ồn, nhiệt độ và ánh sáng đối với sức khỏe của nhân viên.
Thông qua việc theo dõi các chỉ số môi trường lao động, doanh nghiệp có thể nắm bắt nguy cơ và nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe. Điều này giúp họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh môi trường làm việc để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, quan trắc cũng hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định an toàn và môi trường, giúp doanh nghiệp tránh phạt và tăng cường uy tín trong cộng đồng.
Việc quan trắc môi trường lao động không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thể hiện tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền lợi và sức khỏe của nhân viên. Đồng thời, thông tin thu thập được còn là cơ sở để xây dựng chiến lược cải thiện điều kiện lao động, tạo ra môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự sáng tạo và hiệu suất làm việc.
Mục đích của việc quan trắc môi trường lao động
2. Các quy định pháp lý về quan trắc môi trường lao động
Các quy định về đo kiểm môi trường lao động được rõ ràng và chi tiết trong các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13: Đây là cơ sở pháp quan trọng, xác định các nguyên tắc và quy định chung về an toàn và vệ sinh lao động.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo đúng hướng dẫn của Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Xác định chi tiết một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động, bao gồm cả các quy định liên quan đến đo kiểm môi trường làm việc.
- Thông tư 19/2016/TT-BYT: Hướng dẫn về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, cung cấp chỉ đạo cụ thể về quan trắc môi trường lao động.
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, cũng như quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo dạng hợp đồng.
Doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động cần hiểu rõ những quy định này để thực hiện đúng, nghiêm túc, chính xác và đúng thời hạn các yêu cầu về đo kiểm môi trường lao động. Kết quả quan trắc cần được ghi nhận, lưu trữ và báo cáo đúng theo quy định để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.
3. Các yếu tố độc hại cần quan trắc môi trường lao động
Tại Điều 18 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc được quy định một cách chi tiết như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đánh giá và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc. Mục tiêu là để đề xuất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Nếu có yếu tố gây nhiễm độc hoặc nhiễm trùng, người sử dụng lao động cần thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở những nơi này.
- Đối với yếu tố có hại, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động ít nhất một lần trong một năm để đánh giá yếu tố có hại. Đơn vị thực hiện quan trắc phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
- Với yếu tố nguy hiểm, người sử dụng lao động cần thường xuyên kiểm soát và quản lý theo yêu cầu kỹ thuật để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Ít nhất một lần trong một năm, họ phải tổ chức kiểm tra và đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo mức độ an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc.
Các yếu tố độc hại cần quan trắc môi trường lao động lao động
4. Năng lực thực hiện quan trắc môi trường tại Ánh Dương
Môi trường Ánh Dương nổi bật trong việc cung cấp các giải pháp quan trắc môi trường lao động, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức trong việc bảo đảm một môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ một cách hiệu quả.
Dịch vụ quan trắc môi trường của chúng tôi bao gồm các hoạt động sau:
1. Phân tích và đo kiểm khí hậu, các mẫu không khí môi trường xung quanh và môi trường lao động;
2. Phân tích các mẫu khí thải lò hơi, khí thải lò đốt, khí thải máy phát điện...
3. Phân tích các mẫu nước sông, hồ, nước biển, nước mưa và nước thải;
4. Phân tích các mẫu bùn thải, mẫu đất, trầm tích…
Do quan trắc môi trường là một cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường một cách hiệu quả, từ đó kịp thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng. Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu và lưu ý để hoàn thành tốt những báo cáo liên quan đúng hạn.
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện quan trắc môi trường lao động cho đơn vị, cơ sở sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác,….hãy liên hệ qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trỡ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!