Những dự án nào cần lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Bạn có thể chưa biết, đối với một số dự án, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư nhưng khi triển khai thực hiện có sự thay đổi nhiều về quy mô, công nghệ sử dụng, vị trí thực hiện, thời gian thực hiện... thì cần lập lại ĐTM.
Khi nào cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?
Vậy lập lại ĐTM là như thế nào và cần lập lại trong những trường hợp nào? Trong bài viết này, Môi trường Ánh Dương sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về vấn đề này.
1. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bao gồm những nội dung nào?
- Xác định địa điểm dự án và cơ quan phê duyệt
- Đánh giá công nghệ và hạng mục công trình
- Xác định hiện trạng môi trường và phù hợp của địa điểm
- Khảo sát và đánh giá nguồn thải
- Đề xuất biện pháp BVMT và chi phí xử lý chất thải
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường
2. Trường hợp lập lại đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Căn cứ điểm a, khoản 4 điều 37 Luật BVMT 2020 và khoản 2 điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết như sau:
- Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.
Trường hợp lập lại đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
3. Trường hợp thay đổi không thuộc đối tượng phải lập ĐTM
Căn cứ điểm b,c khoản 4 điều 37 Luật BVMT 2020 trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng lập lại ĐTM, chủ dự án đầu tư phải:
- Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp lập lại ĐTM; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).
Trường hợp thay đổi không thuộc đối tượng phải lập (ĐTM)
Nếu quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ thực hiện đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM),...nhưng vẫn chưa tìm được đơn vị phù hợp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!