Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường ra đời giúp việc xác định và phân loại chất thải một cách dễ dàng, hiệu quả theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quy định này đóng vai trò quan trọng trong xác định trách nhiệm quan lý, cơ sở xây dựng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Quy định danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất
Bài viết dưới đây, Môi trường Ánh Dương sẽ chia sẻ đến bạn các quy định chung về danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường nhé!
1. Quy định chung danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường
Theo Điều 24 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát, và chất thải rắn công nghiệp thông thường, quy định về chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
- Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát, chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được thu hồi, phân loại, và lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, hoặc vật liệu cho hoạt động sản xuất, có ký hiệu là TT-R theo Danh mục chất thải quy định tại mục 1 của Điều 24. Chất thải rắn công nghiệp thông thường, trong mọi trường hợp, được ký hiệu là TT trong Danh mục chất thải.
- Việc phân định chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại.
Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành ba nhóm sau:
- Nhóm A: Chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất. Ví dụ: Bao bì, giấy, gỗ, sợi tổng hợp, vật liệu xây dựng…
- Nhóm B: Chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng. Ví dụ: Cát, đất sét, xi măng…
- Nhóm C: Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý. Ví dụ: Rác sinh hoạt, rác nguy hại…
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực này phải kiểm soát và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông theo các biện pháp như tái chế, tái sử dụng hoặc loại bỏ an toàn để đảm bảo không gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người
Chi tiết các quy định về danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất: tại đây
2. Quản lý chất thải rắn công nghiệp được quy định như thế nào ?
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn công nghiệp, bao gồm các yêu cầu sau:
- Chất thải rắn công nghiệp phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy.
- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất.
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp.
Quản lý chất thải rắn công nghiệp được quy định như thế nào?
3. Chủ nguồn chất thải rắn công nghiệp cần làm gì ?
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
- Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường. Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh môi trường theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường sau khi phân loại theo quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định này.
- Tuy nhiên, đối với các nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường, chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Chủ nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường cần làm gì ?
4. Vai trò của viêc quy định danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường
Việc quy định danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, cụ thể như sau:
- Cơ sở để phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân thành các nhóm dựa trên tính chất, thành phần và mục đích tái sử dụng, tái chế, xử lý.
- Xác định trách nhiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Cơ sở quy định chi tiết các nhóm chất thải, bao gồm các nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng, nhóm chất thải phải xử lý, nhóm chất thải không được phép chôn lấp.
- Cơ sở để xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Cơ sở để xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, bao gồm các quy định về phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Quý khách hàng cần thực hiện xử lý các loại chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp, hàng tồn kho hết hạn sử dụng,...Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhé!