Top 5 hệ thống xử lý nước thải hiệu quả dành cho Doanh nghiệp

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
Top 5 hệ thống xử lý nước thải hiệu quả dành cho Doanh nghiệp
Ngày đăng: 03/04/2024 01:22 PM

Trong quá trình hoạt động của các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, khu dân cư,... đều thải ra một lượng lớn nước thải. Nhằm đáp ứng nhu cầu loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, nhiều hệ thống xử lý nước thải đã được ứng dụng rộng rãi.

Top 5 hệ thống xử lý nước thải hiệu quả dành cho Doanh nghiệp

Trong bài viết này, Môi trường Ánh Dương sẽ giới thiệu đến các bạn top 5 hệ thống xử lý nước thải mà đang được sử dung phổ biến nhất hiện nay.

1. Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu

Điều lưu là một bước quan trọng trong hệ thống xử lý, đóng vai trò giảm thiểu và kiểm soát biến động về đặc tính của nước thải,tạo điều kiện tối ưu cho các công đoạn xử lý tiếp theo.Quá trình điều lưu được thực hiện bằng cách trữ nước thải trong bể điều lưu có dung tích lớn. Sau đó, nước thải được bơm định lượng vào các bể xử lý kế tiếp.

Bể điều lưu trong xử lý nước thải có vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và ổn định của hệ thống. Dưới đây là một số chức năng của bể điều lưu:

Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu

2. Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

Keo tụ là quá trình phá vỡ độ bền của các hạt trong nước, đồng thời liên kết chúng lại với nhau. Các hạt keo (như silica, kim loại nặng, xác chết vi sinh, chất rắn hữu cơ) tạo nhân dính, sau đó các bông cặn liên kết lại với nhau, gọi là tạo bông.

Cặn bặn trong nước thiên nhiên thường là hạt cát, sét, bùn, sinh vật phù du, sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ. Trong xử lý nước, biện pháp cơ học như lắng tĩnh, lọc chỉ loại bỏ hạt có kích thước lớn hơn 10^-4 mm. Những hạt cặn có kích thước nhỏ hơn này phải được xử lý bằng phương pháp lý hóa.

Khi hạt rất nhỏ, chúng tham gia chuyển động nhiệt Brown cùng với phần tử nước, tạo hệ keo phân tán trong toàn bộ thể tích nước. Độ bền của hạt cặn lơ lửng trong nước thấp hơn độ bền của độ phân tán phân tử, dễ bị phá hủy dưới tác động từ bên ngoài như đun nóng, làm lạnh, pha với các chất điện phân.

Các hạt cặn trong nước tạo ra hệ keo kỵ nước, gồm các hạt mang điện tích âm. Còn các hạt keo kị nước do sản phẩm thủy phân phen nhôm, phèn sắt mang điện tích dương.

Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

Để tăng động năng của hạt keo, có thể sử dụng khuấy trộn, thay đổi pH, hoặc bổ sung muối kim loại hóa trị III hoặc polymer tự nhiên/hợp chất polymer tổng hợp.

3. Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí

Công nghệ sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng vi khuẩn và vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật này, thường được gọi là vi sinh vật hiếu khí, có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và sản xuất khí methane (CH4) và carbon dioxide (CO2).

Quá trình sinh học hiếu khí được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong quá trình này, khí oxy được cung cấp liên tục vào nước thải thông qua thiết bị sục khí cơ học như máy sục khí hoặc máy khuấy. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải, chuyển hóa thành carbon dioxide và sinh khối để loại bỏ khỏi nước thải.

Có nhiều công nghệ khác nhau áp dụng quá trình sinh học hiếu khí, bao gồm bể hiếu khí, bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), và bể sinh học sử dụng màng lọc (MBR). Mỗi công nghệ đều có cách tiếp cận và ứng dụng riêng biệt.

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí

Công nghệ sinh học hiếu khí mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tạo ra nước thải thứ cấp chất lượng cao, giảm thiểu mùi từ lượng bùn thải tạo thành và có thể tái sử dụng làm phân bón nông nghiệp.

4. Áp dụng bể tuyến nổi trong xử lý nước thải

Bể tuyển nổi (DAF) là một phương pháp phổ biến được sử dụng để xử lý nước thải bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm như hạt rắn, dầu mỡ, chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất hóa học khác.

Sử dụng bể tuyển nổi, nước thải có thể được xử lý để đạt được chất lượng tương đương với nước thải sinh hoạt hoặc thậm chí là nước sạch có thể tái sử dụng.

Cơ chế hoạt động của bể tuyển nổi dựa trên việc sục khí liên tục vào dung dịch, tạo thành bọt khí. Bọt khí này dễ dàng tiếp xúc và bám dính với các chất rắn lơ lửng trong dung dịch, tách chúng ra khỏi nước và đưa ra môi trường bên ngoài, giúp nước trở nên sạch và an toàn hơn cho môi trường và con người.

Quá trình xử lý bằng bể tuyển nổi bắt đầu khi nước được đưa vào bồn khí thông qua bơm áp lực để tan khí. Máy nén khí được sử dụng để đưa không khí vào bồn khí, tạo ra nhiều bọt khí do sự tham gia trực tiếp của dung dịch bão hòa. Nước bão hòa sau đó được đưa đến ngăn tuyển nổi của bể và thông qua van giảm áp suất để giảm áp suất xuống ngưỡng áp suất của khí quyển.

Áp dụng bể tuyến nổi trong xử lý nước thải

Tại bể tuyển nổi, giai đoạn kết dính xảy ra khi các cặn bẩn bám dính vào bọt khí. Những bọt khí này nâng chúng lên bề mặt bể, tạo thành một lớp bùn nổi. Lớp bùn này được thu gom và xử lý định kỳ tại bể chứa bùn thông qua quá trình lắng xuống đáy bể và thu gom bằng máy bơm bùn.

Có nhiều phương pháp bể tuyển nổi phổ biến như: tuyển nổi bằng khí, cơ khí, tấm xốp, hóa học, sinh học, điện hóa và tự nhiên.

5. Ứng dụng bể sục khí trong xử lý nước thải

Bể sục khí trong hệ thống xử lý nước thải được thiết kế nhằm cung cấp môi trường oxy cho vi sinh vật để thực hiện các vai trò quan trọng trong quá trình xử lý.

Quá trình này bao gồm việc cung cấp oxy cho vi sinh vật để đảm bảo tính ổn định trong xử lý nước thải. Việc duy trì nồng độ oxy phù hợp cho phép quá trình phân hủy sinh học diễn ra, giúp phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H2O.

Nếu hệ thống không cung cấp đủ oxy, khả năng phân hủy sinh học sẽ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng chậm trễ và mùi hôi trong hệ thống. Ngoài ra, trong điều kiện tự hoại, quá trình sinh học có thể tạo ra H2S và CH4 từ việc chuyển hóa Hydro và lưu huỳnh. Một số Carbon khác có thể tạo thành Axit hữu cơ trong môi trường có độ pH thấp, gây ra khó khăn trong việc xử lý nước thải.

Ứng dụng bể sục khí trong xử lý nước thải

Hai hình thức sục khí trong xử lý nước thải bao gồm sục khí bề mặt nổi và sục khí khuếch tán chìm. Sục khí bề mặt nổi là quá trình chuyển không khí vào bể để tạo ra các phản ứng oxy hóa sinh học và cung cấp khuấy trộn cần thiết.

Trong khi đó, sục khí khuếch tán chìm sử dụng lưới khuếch tán và thường được sử dụng trong các hệ thống đất ngập nước để đảm bảo sự trộn đều và cung cấp oxy cho vi sinh vật.

Môi trường Ánh Dương cung cấp các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế,... phù hợp với mọi quy mô và nhu cầu. Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé! 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline