Các hoạt động sản xuất, chế biến, sản sinh ra một lượng chất thải rắn công nghiệp phổ biến thông thường chẳng hạn như bao bì, gỗ, mùn gỗ,...Các loại chất thải này cần được lưu trữ, vận chuyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng hợp các quy định quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Hãy nắm bắt ngay các thông tin quan trọng về các quy định quản lý chất thải rắng công nghiệp thông thường này được Môi trường Ánh Dương được tổng hợp dưới đây. Mời các bạn tham khảo nhé!
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là các chất thải rắn được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, các hoạt động công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức. Các chất thải rắn công nghiệp thông thường không nằm trong danh mục các chất thải nguy hại.
Một số ví dụ về các chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm:
- Bao bì: bao bì carton, bao bì nhựa, bao bì kim loại,...
- Vật liệu xây dựng: xi măng, cát, đá, gạch, ngói,...
- Giấy, bìa: giấy vụn, bìa carton,...
- Gỗ, mùn gỗ: gỗ vụn, mùn cưa,...
…
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?
2. Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhóm được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất.
- Nhóm 2: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng.
- Nhóm 3: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý
3. Lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Quy định lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Các thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ
- Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín
- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này:
Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà:
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt
- Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào
- Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ
- Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật
Lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời:
- Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi
Các quy định nêu trên nhằm đảm bảo chất thải rắn công nghiệp thông thường được lưu giữ an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
4. Vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Theo khoản 5, Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng được các yêu cầu bao gồm:
- Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ phù hợp với loại, tính chất của chất thải, bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển.
- Chất thải phải được vận chuyển theo loại đã được phân loại theo quy định.
- Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Quy định xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm xử lý chất thải theo một trong hai hình thức sau:
- Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng
- Chuyển giao cho các đối tượng sau:
- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng
- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp
- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.
- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng theo quy định nêu trên.
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Môi trường Ánh Dương là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, tiêu hủy hàng hóa,... uy tín, chuyên nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên, giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản, cùng với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vận chuyển, xử lý an toàn đúng quy định. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhé!