Giấy phép môi trường là một loại giấy phép bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi tiến hành đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh các hoạt động thuộc diện phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổng hợp các loại hồ sơ cần thiết khi thực hiện giấy phép môi trường
Để được cấp phép, các đối tượng nộp hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định. Bài viết sau đây, Môi trường Ánh Dương sẽ cung cấp thông tin tổng hợp về các loại hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép môi trường nhé!
1. Các đối tượng nào phải thực hiện giấy phép môi trường?
Căn cứ Điều 39, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh chất thải (nước thải/bụi/khí thải/chất thải nguy hại) phải được quản lý theo quy định về theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng tại mục 1.
- Đối tượng quy định tại mục 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
2. Hồ sơ giấy tờ cần thiết khi thực hiện Giấy phép môi trường
Để cung cấp thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giấy phép môi trường trong năm nay, Ánh Dương đã tổng hợp những loại hồ sơ tiêu chuẩn cần có đối với mỗi doanh nghiệp khi thực hiện giấy phép môi trường.
Về giấy tờ pháp lý, Những loại giấy tờ doanh nghiệp bắt buộc phải có, gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất, nhà xưởng/Hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản.
- Quyết định phê duyệt ĐTM/Hồ sơ môi trường thành phần (Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Kế hạch bảo vệ môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường,…)
- Giấy thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC
Song, cũng có một số loại giấy tờ nếu doanh nghiệp có cũng nên bổ sung như:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (nếu có)
- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)
- Giấy phép xây dựng (nếu có)
- Công văn chấp nhận kế thừa hồ sơ môi trường (nếu có)
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có)
- Bên cạnh đó một số giấy tờ quy định riêng biệt như sau:
Nếu nằm trong KCN doanh nghiệp cần có:
- Hợp đồng xử lý nước thải với KCN (nếu nằm trong KCN)
- Biên bản thỏa thuận vị trí đấu nối, nước mưa - nước thải vào KCN (nếu nằm trong KCN)
Nếu nằm ngoài KCN doanh nghiệp cần có:
- Giấy phép xả thải (nếu có)
- Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất (nếu có)
- Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt (nếu có)
Ngoài ra đối với dự án đã đi vào hoạt động các doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt (đối với dự án đã hoạt động)
- Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại + chứng từ gần nhất (đối với dự án đã hoạt động)
- Hợp đồng thu gom chất thải công nghiệp (đối với dự án đã hoạt động)
- Hóa đơn điện, nước 3 tháng gần nhất (đối với dự án đã hoạt động)
- Kết quả quan trắc 2 năm gần nhất (đối với dự án đã hoạt động)
- Biên bản kiểm tra môi trường, PCCC trong 2 năm gần đây (đối với dự án đã hoạt động)
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao hệ thống xử lý nước thải – khí thải (đối với dự án đã hoạt động)
- Sổ hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải – khí thải (đối với dự án đã hoạt động)
- Mỗi giấy tờ được nộp với 1 trong 3 quy cách là Scan/file hoặc Photo với số lượng bản phô là 1 bản trên mỗi loại giấy tờ.
Hồ sơ giấy tờ cần thiết khi thực hiện giấy phép môi trường
- Về bản vẽ doanh nghiệp cần chuẩn bị
- Bản vẽ hoàn công mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ mặt bằng bố trí máy móc thiết bị
- Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước mưa
- Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước thải
- Bản vẽ bể tự hoại
Song, một số bản vẽ nếu có doanh nghiệp cần bổ sung như:
- Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
- Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý khí thải (nếu có)
Đối với bản vẽ ta cần cung cấp dưới dạng File cad hoặc PDF với số lượng mỗi loại một file.
Bên trên là những loại giấy tờ pháp lý và bản vẽ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để thực hiện giấy phép môi trường được Môi trường Ánh Dương tổng hợp lại.
Tổng hợp hồ sơ doanh nghiệp cần có để thực hiện giấy phép môi trường
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường
Theo quy định tại Điều 47, Khoản 1 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, sau khi được thẩm định và cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quyền:
- Tuân thủ và thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường.
- Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, hoặc cấp lại giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác được quy định bởi pháp luật.
Tương ứng, theo quy định tại Điều 47, Khoản 2, chủ dự án đầu tư cơ sở được cấp giấy phép môi trường cần tuân thủ các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định trong giấy phép môi trường.
- Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, hoặc điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định.
- Tuân thủ quy định về việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Công khai thông tin về giấy phép môi trường, trừ những thông tin được coi là bí mật nhà nước hoặc bí mật của doanh nghiệp theo quy định.
- Cung cấp các thông tin có liên quan khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu trong quá trình kiểm tra và thanh tra về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
- Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định.
- Chịu trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác được quy định bởi pháp luật.
Nếu Quý Doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn trong việc lập hồ sơ xin giấy phép môi trường cho cơ sở, sản xuất, kinh doanh của mình. Hãy liên hệ ngay với Môi trường Ánh Dương qua Hotline: 0942 195 533 sẽ có chuyên viên tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!