Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là cần thiết đối với các doanh nghiệp chuẩn bị thực hiện, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Tìm hiểu về ĐTM - Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đồng thời, Quý Doanh nghiệp, tổ chức cần tìm hiểu chính xác các thông tin quan trọng về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM ), đối tượng cần thực hiện,...Để hiểu rõ hơn hãy cùng Môi trường Ánh Dương tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm ĐTM là gì?
ĐTM là từ viết tắt của "Đánh giá tác động môi trường". Đây là một quá trình, phân tích, đánh giá, dự báo tác động từ dự án đầu tư đối với môi trường nhằm tìm ra các giải pháp giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu bắt đầu hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất, của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định theo pháp luật Việt Nam cần phải lập ĐTM (Đánh giá tác động môi trường )căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
2. Các đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nghị định 11/VBHN-BTNMT quy định rõ, các dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được liệt kê tại Phụ lục II của Nghị định này. Cụ thể, các dự án gồm có:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
Các đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
3. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường, 2020 nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bao gồm:
- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Biện pháp xử lý chất thải.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả tham vấn.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường1.
- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
4. Vì sao Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường và tác động của dự án đối với môi trường xung quanh. Nó cung cấp thông tin chi tiết và đáng tin cậy, tạo nền tảng cho việc đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và đáp ứng các Tiêu chuẩn môi trường quy định.
Từ báo cáo ĐTM, doanh nghiệp có khả năng phát triển các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo rằng hoạt động dự án của họ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.
Báo cáo ĐTM cũng chứng minh sự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với môi trường. Kết quả từ việc giám sát chất lượng môi trường, mà báo cáo ĐTM cung cấp, là cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Vì sao Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Việc thực hiện báo cáo ĐTM trở thành một bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án của doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ môi trường đầy đủ, đúng quy định, giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật.