Khi một dự án có khả năng gây ra tác động đáng kể đến môi trường, việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một bước bắt buộc. Để tiến hành ĐTM, chủ đầu tư cần chuẩn bị một bộ hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bài viết này, Môi trường Ánh Dương sẽ cung cấp thông tin toàn diện về các thành phần của báo cáo đánh giá tác động môi trường nhé!
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM
- Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các thành phần sau đây:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư:
- Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng, chủ dự án cần trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi. Quyết định về thời điểm trình hồ sơ là do chủ dự án đầu tư quyết định, nhưng phải đảm bảo rằng việc này được thực hiện trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
2. Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM được quy định như thế nào?
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày cơ quan thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Dự án đầu tư nhóm I (theo khoản 3 Điều 28 của Luật): Không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Dự án đầu tư nhóm II (theo các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật): Không quá 30 ngày tính từ ngày cơ quan thẩm định nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định cho chủ dự án đầu tư bằng văn bản. Thời gian mà chủ dự án đầu tư sử dụng để chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt không tính vào thời hạn thẩm định.
- Nếu cần thiết, thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các quy định đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Theo Điều 27, Khoản 2 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, chủ dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) trong các trường hợp sau:
- Khi quy mô và công suất của dự án tăng đến mức đòi hỏi thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, theo quy định về luật đầu tư.
- Khi dự án thay đổi công nghệ sản xuất, gây phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của các công trình Bảo vệ Môi trường (BVMT).
- Khi có sự thay đổi về công nghệ xử lý chất thải, gây tăng tác động xấu đến môi trường.
- Khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án (trừ dự án đầu tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, Cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng).
- Khi dự án có thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận, làm tăng ô nhiễm.
Chủ đầu tư phải điều chỉnh và bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo ĐTM để đáp ứng yêu cầu của BVMT. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ nội dung được quy định trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Trước khi dự án đi vào vận hành chính thức, chủ dự án cần thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT đến cơ quan phê duyệt (đối với dự án không yêu cầu giấy phép môi trường).
Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn về các loại hồ sơ môi trường cho Doanh Nghiệp