HƯỚNG DẪN TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

B3/21 QL1A, Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

info@moitruonganhduong.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Trung

Hotline:

0942 195 533

Góp ý chất lượng dịch vụ:

0979 085 001
HƯỚNG DẪN TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Ngày đăng: 29/03/2025 04:32 PM

Nghị định 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành các quy định chi tiết về tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và hướng dẫn cụ thể cách tính phí theo quy định tại nghị định trên.

Quy định về việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường 

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đặc biệt, việc quản lý và xử lý nước thải đóng vai trò thiết yếu nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. 

Nhằm hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan, Nghị định 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành các quy định chi tiết về tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Dưới đây, Môi trường Ánh Dương sẽ giải thích chi tiết về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đối tượng chịu phí cũng như hướng dẫn cách tính và nộp phí cho các bạn. 

1. Đối tượng chịu phí 

Theo quy định tại Điều 2, nghị định 53/2020 NĐ-CP, đối tượng chịu phí bảo vệ nước thải cụ thể được liệt kê như sau. 

Nước thải công nghiệp thải vào nguồn vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật của các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến, bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.

b) Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

d) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.

đ) Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.

e) Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.

g) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

h) Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.

i) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.

k) Cơ sở: Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.

l) Nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.

m) Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.

n) Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.

o) Cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:

a) Hộ gia đình, cá nhân.

b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.

c) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.

d) Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

đ) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức thu phí 

Theo Điều 3 nghị định 53/2020 NĐ-CP Chủ nguồn thải thải nước thải công nghiệp và sinh hoạt được quy định tại Điều 2 nghị định này tiến hành nộp phí bảo vệ môi trường cho các tổ chức thu phí bao gồm:

  1.  Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.
  2. Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.
  3. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.

Cách xác định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phải nộp

Được quy định tại Điều 6, nghị định này, cụ thể như sau:

1. Đối với nước thải sinh hoạt 

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Hiểu đơn giản, mức phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải được tính như sau: 

Mức phí BVMT = 10% x giá bán nước (chưa bao gồm VAT)

Hay: Số phí phải nộp = Mức sử dụng nước x giá bán nước x mức thu phí BVMT 

Trong đó:

- Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.

- Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

- Trường hợp khai thác nước thì căn cứ vào quy mô hoạt động, sản xuất, kinh doanh hoặc giấy phép khai thác. 

Ví dụ: Một hộ gia đình có 3 người tại TP.HCM có mức sử dụng nước là trên 6m3/người/tháng, giá nước tại TP.HCM đối với mức sử dụng này là 14.400 đồng/m3. Tháng 2 năm 2025 hộ này sử dụng hết tổng cộng 30m3, vậy số phí BVMT đối với nước thải mà hộ này phải đóng như sau: 

Số phí phải nộp = 30m3 x 14.400 x 10% = 43.200 đồng (chưa bao gồm VAT) 

2. Đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: 

F = f + C

Trong đó:

- F là số phí phải nộp.

- f là mức phí cố định: 4.000.000 đồng/năm; 

- mức phí cho 01 quý = f/4.

- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số phí biến đổi C được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

 

Lưu ý: 

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau: 

(i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng; 

(ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng; 

(iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ. 

Thời gian quan trắc nước thải

Ví dụ minh họa

Giả sử một cơ sở công nghiệp có các thông số sau trong 1 quý:

Mức thu phí (theo quy định tại Nghị định 53/2020 NĐ-CP):

Tính phí biến đổi C​ cho từng thông số ô nhiễm

1. Thông số COD:

Phí COD = 5.000 × 150 × 0.001 × 2.000 = 1.500.000 VNĐ

2. Thông số TSS:

Phí TSS = 5.000 × 80 × 0.001 × 2.400 = 960.000 VNĐ

3. Thông số Hg:

Phí Hg = 5.000 x 0,05 x 0,001 x 20.000.000 = 5.000.000 VNĐ

4. Thông số Pb:

Phí Pb = 5.000 x 0,1 x 0,001 x 10.000.000 = 5.000.0000 VNĐ

5. Thông số As:

Phí As = 5.000 x 0,02 x 0,001 x 2.000.000 = 200.000 VNĐ

6. Thông số Cd: 

Phí Cd = 5.000 x 0,03 x 0,001 x 2.000.000 = 300.000 VNĐ 

Tính phí cố định 

Phí cố định đối với cơ sở xả nước thải lớn hơn 20m3/ngày là f = 4.000.000/năm

Vậy phí cố định của mỗi quý sẽ là f/4 = 1.000.000 vnd

Tính tổng phí BVMT đối với nước thải cần nộp 

F = f + C 

Phí BVMT phải nộp = 1.000.000 + (1.500.000 + 960.000 + 5.000.000 + 5.000.0000 + 200.000 + 300.000) = 13. 960.000 VNĐ 

Vậy Phí BVMT đối với nước thải mà doanh nghiệp này phải nộp trong quý tính phí là 13.960.000 VNĐ 

Lưu ý:

Hướng dẫn kê khai và nộp phí 

Theo Điều 8, Nghị định 53/2020 NĐ-CP hướng dẫn kê khai và nộp phí BVMT đối với từng loại nước thải như sau:

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Trường hợp sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch

- Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cùng với thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng cho tổ chức cung cấp nước sạch.

 

Trường hợp tự khai thác nước để sử dụng

- Người nộp phí kê khai phí theo Mẫu số 01 và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mở tại Kho bạc Nhà nước chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên

- Chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí theo Mẫu số 02 và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày (nộp phí cố định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này)

- Kê khai phí một lần với tổ chức thu phí khi mới bắt đầu hoạt động, thời gian khai chậm nhất là ngày 20 tháng liền sau tháng bắt đầu hoạt động.

- Nộp phí một lần cho cả năm theo Thông báo của tổ chức thu phí, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm.

Qua hướng dẫn trên, chúng ta đã hiểu rõ về cách thức tính toán phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các đối tượng cần nộp phí, mức phí áp dụng theo từng loại hình và quy mô xả thải. Việc nắm vững các quy định này giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác kê khai, nộp phí và tránh các rủi ro về pháp lý cũng như tài chính.

Cần lưu ý rằng các quy định về phí bảo vệ môi trường có thể được điều chỉnh theo từng thời kỳ, vì vậy doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan quản lý môi trường để đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline