Tìm hiểu cách tra cứu đối tượng thực hiện giấy phép môi trường hiệu quả và xác định đúng loại hồ sơ cơ sở cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường tại dự án thực hiện đúng với luật hiện hành quy định, giúp công tác quản lý môi trường hiệu quả. Hãy tham khảo hướng dẫn hỗ trợ của Môi Trường Ánh Dương trong bài viết dưới đây!
Cách tra cứu đối tượng thực hiện giấy phép môi trường hiệu quả
1. Thế nào là Giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là một tài liệu được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhằm ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đối tượng được cấp giấy phép có quyền xả chất thải vào môi trường, quản lý chất thải, và nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Quy trình cấp giấy phép môi trường tuân theo các yêu cầu và điều kiện được quy định trong pháp luật.
Giấy phép môi trường chịu trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm tra, và thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các dự án đang trong quá trình thực hiện (bao gồm cả giai đoạn xây dựng, vận hành thử nghiệm, và vận hành thương mại). Ngoài ra, giấy phép môi trường cũng áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động, đảm bảo rằng các hoạt động này tuân thủ theo các quy định và yêu cầu về bảo vệ môi trường được đặt ra bởi pháp luật.
2. Rà soát các đối tượng phải có giấy phép môi trường
Căn cứ điều 39 Luật BVMT 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Rà soát các đối tượng phải có giấy phép môi trường
3. Các tiêu chí về môi trường để phân loại đầu tư
Căn cứ Điều 28 Luật BVMT và Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, tiêu chí về môi trường gồm:
- Quy mô dự án đầu tư được quy định như sau:
- Quy mô của dự án đầu tư được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
- Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ;
- Quy mô sử dụng khu vực biển được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển và giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước.
Các tiêu chí về môi trường để phân loại đầu tư
- Công suất của dự án đầu tư:
Thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm:
Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường Ánh Dương là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp xin giấy phép môi trường nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline:0942 195 533 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhé!